Loading...
Skip to main content

Tòa án nhân dân tối cao họp Ban soạn thảo dự án Luật phá sản (sửa đổi)

(11/02/2025 20:47)

Ngày 11/02, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập mở rộng dự án Luật phá sản (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) và đồng chí Phạm Quốc Hưng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó trưởng Ban soạn thảo dự và chủ trì.

Cùng tham dự phiên họp có các Uỷ viên Ban soạn thảo: đồng chí Lê Văn Minh, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Trần Hồng Hà, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Lê Thế Phúc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và các đồng chí thành viên Tổ biên tập đại diện các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Về phía khách mời có đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Bộ Công thương.

Ảnh có chứa trong nhà, trang phục, tường, phụ nữ

Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng Ban soạn thảo
đồng chí Phạm Quốc Hưng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó trưởng Ban soạn thảo

Thực hiện Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Tòa án nhân dân tối cao được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cho biết: Việc xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tuyên bố phá sản và thanh lý kịp thời những doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng phục hồi. Giải quyết vụ việc phá sản hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thủ tục, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tại phiên họp, Ban soạn thảo đã nghe đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng, Phó trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) báo cáo về các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản.

Ảnh có chứa trang phục, Mặt người, người, bộ đồ

Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

Ảnh có chứa trang phục, Mặt người, người, trong nhà

Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

Đại diện Bộ Công thương và đại diện Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu đóng góp ý kiến

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật nhằm cụ thể hóa các chính sách gồm: (1) Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; khuyến khích áp dụng sớm thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; (2) Xây dựng thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ việc phá sản đủ điều kiện luật định; (3) Áp dụng phương thức điện tử trong giải quyết vụ việc phá sản; (4) Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết phá sản để khắc phục vướng mắc, bất cập và phù hợp với thông lệ quốc tế; (5) Đề cao vai trò và tăng cường trách nhiệm của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.

Tiếp đó, các thành viên Ban soạn thảo tập trung cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch soạn thảo và trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phá sản (sửa đổi).

Sau khi nghe các báo cáo và xem xét Dự thảo Luật, 15 ý kiến của các Bộ, ngành đã được trao đổi tại cuộc họp. Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng Ban soạn thảo đánh giá cao ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị đến từ đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đồng chí yêu cầu Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao tiếp thu và nghiên cứu các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Thục Anh


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 561
cdscv